• THPT_Nguyen_Van_Huong_2020_1-CMI_647a8903b5
  • THPT_Nguyen_Van_Huong_2020_2-CMI_7219214aa5
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÁO CÁO, THUYẾT TRÌNH CHUYÊN ĐỀ THÁNG 06/2019

 

VẤN ĐỀ PHÁT HUY DÂN CHỦ THEO TƯ TƯỞNG, 

ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 

 

          Phát huy dân chủ là một khía cạnh biểu hiện ý thức tôn trọng Nhân dân. Từ chổ đánh giá cao vai trò của dân, Hồ Chí Minh nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, làm sao cho họ có năng lực làm chủ, biết hưởng, dùng quyền dân chủ, dám nói, dám làm. Trong nước dân chủ thì địa vị cao nhất là dân, dân là quý nhất, lực lượng Nhân dân là mạnh nhất. Phát huy dân chủ là phát huy tài dân. Phong cách Hồ Chí Minh về dân chủ xuất phát từ chổ tôn trọng Nhân dân, đề cao vai trò, vi trí của Nhân dân. Dân chủ được Bác Hồ giải thích ngắn gọn, súc tích là dân làm chủ và dân là chủ.

          Kế thừa, tiếp nối tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ta đã vận dụng về phát huy dân chủ trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân… Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ đó nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện”.

           Dân chủ và phát huy dân chủ không chỉ được khẳng định trong chủ trương, đường lối của Đảng mà còn được thể chế hóa và được đảm bảo thực hiện thông qua Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Nhà nước. Việc thực hành dân chủ đã và đang tạo động lực thúc đẩy, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thu hút Nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, kiểm tra, giám sát các hoạt động của Nhà nước, của các cấp chính quyền.....

          Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, việc thực hiện dân chủ và phát huy dân chủ trong Nhân dân vẫn còn những hạn chế nhất định:

       1. Một bộ phận nhỏ Nhân dân mơ hồ, phiến diện về dân chủ, đối lập giữa dân chủ với kỷ cương, pháp luật của Nhà nước.

       2. Dân chủ trong Đảng chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, vẫn còn phong cách lãnh đạo, quản lý độc đoán, chuyên quyền, thậm chí gia trưởng; nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít; chấp hành nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước không nghiêm.

        3. Dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ, vẫn còn tình trạng dân chủ hình thức khiến dân chủ không được phát huy, ảnh hưởng đến quyền lợi một số bộ phận quần chúng và tính thống nhất trong quản lý nhà nước. Quyền làm chủ của Nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm, có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

        Trong bối cảnh nêu trên, việc thực hiện có hiệu quả nội dung phát huy dân chủ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cần chú trọng một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:

      Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết Nhân dân về dân chủ và phát huy dân chủ. Muốn thực hiện quyền làm chủ thì trước tiên Nhân dân phải hiểu biết đúng đắn, đầy đủ các quyền tự do dân chủ....

       Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động của chế độ thực hành dân chủ trong các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

       Thứ ba, để có dân chủ rộng rãi, việc đầu tiên là phải quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhân dân được bàn bạc, thảo luận và quyết định mọi công việc của đất nước, từ những công việc nhỏ, cụ thể đến những vấn đề lớn như xây dựng đường lối, hệ thống pháp luật. Đảng viên, Nhân dân có quyền tranh luận, nêu ý kiến của riêng mình và có quyền bảo lưu ý kiến lên cấp lãnh đạo cao nhất.

       Thứ tư, Phát huy dân chủ đòi hỏi phải đi liền với việc đề cao trách nhiệm công dân và bảo đảm giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội.

       Tóm lại, phát huy tốt dân chủ sẽ khơi dậy được sức mạnh tiềm tàng và vô tận trong nhân dân. Để làm được điều đó, Đảng cần phải dựa vào Nhân dân, lắng nghe dân, phát huy vai trò của Nhân dân, tạo điều kiện cho Nhân dân giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; khuyến khích các tầng lớp Nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại./

Nguồnhttp://truongchinhtribentre.edu.vn/

XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 

CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU THEO TƯ TƯỞNG, 

ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 

         Phong cách lãnh đạo là tổng hợp những phương pháp, biện pháp, cách thức riêng, tiêu biểu mà người lãnh đạo sử dụng hằng ngày để thực hiện nhiệm vụ của mình. Phong cách được quy định bởi chức năng, nhiệm vụ, phẩm chất, tri thức, điều kiện chính trị và điều kiện sống của người lãnh đạo. Có một số yêu cầu trong phong cách lãnh đạo mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hay nhắc tới, đó là: phong cách dân chủ, nhưng quyết đoán; lãnh đạo sâu sát, quyết đoán; khéo dùng người, trọng dụng người tài; cách mạng, khoa học, năng động, sáng tạo:

 

       1. Phong cách dân chủ, nhưng quyết đoán: Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, phong cách dân chủ hay “cách làm việc dân chủ” là phong cách hàng đầu mà người cán bộ cần phải có. Phong cách dân chủ của người cán bộ không chỉ khơi nguồn sáng tạo, phát huy tinh thần cống hiến của cấp dưới và quần chúng nhân dân mà còn làm cho tổ chức cơ quan, đoàn thể thêm gắn bó. Người có phong cách dân chủ là thực hành tốt nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, đó cũng là cách “để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều người”.

 

      Phong cách lãnh đạo dân chủ thì phải dựa vào quần chúng. Người căn dặn cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu không được quan liêu, hách dịch, coi thường quần chúng nhân dân.

 

       Theo Hồ Chí Minh, trách nhiệm của người đứng đầu phải được đề cao, đôi khi mang tính quyết định đến hiệu quả công việc. Phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đúng đắn là phải kết hợp thống nhất giữa cách làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, kịp thời đưa ra những quyết định đúng. Trong những thời điểm quyết định, người lãnh đạo, quản lý phải dám nghĩ, dám làm, dám quyết… điều đó liên quan trực tiếp đến việc tận dụng được thời cơ.
 

        2. Phong cách lãnh đạo sâu sát: Phong cách lãnh đạo là phải đi đúng đường lối quần chúng, phải biết được những băn khoăn, trăn trở của dân để kịp thời uốn nắn và tháo gỡ cùng dân. Người khẳng định: nếu “cách xa dân chúng, không liên lạc chặt chẽ với dân chúng, ... nhất định thất bại”. Vì thế, Người năng đi xuống cơ sở, để lắng nghe ý kiến của cấp dưới và của quần chúng, chứ không phải để huấn thị cấp dưới.

Phong cách lãnh đạo sâu sát là thực hiện tốt công việc kiểm tra, kiểm soát, “phải đi tận nơi, xem tận chỗ”. Theo Người, sở dĩ sự thật còn bị bưng bít vì sự kiểm tra, kiểm soát của các ngành, các cấp, không nghiêm túc, chưa chặt chẽ.

 

       3. Khéo dùng người, trọng dụng người tài: Là người lãnh đạo giỏi thì phải khéo dùng người và trọng dụng nhân tài, nếu không sẽ làm “thui chột” nhân tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu việc dùng người phải hợp lý, đúng năng lực và sở trường của họ, đúng người, đúng việc. Việc trọng dụng nhân tài theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải làm thường xuyên, liên tục.

 

       Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một quốc gia, một đất nước không biết sử dụng nhân tài là một khuyết điểm to, làm lãng phí một vốn quý của Đảng và Nhà nước trong xây dựng và kiến thiết.

 

        4. Phong cách cách mạng, khoa học, năng động, sáng tạo: Nhiệt tình cách mạng là yếu tố cơ bản trong phẩm chất của người cán bộ đứng đầu, người lãnh đạo. Nhiệt tình cách mạng chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi nó được thống nhất với các tri thức khoa học và trên cơ sở khoa học. Nhiệt tình cách mạng sẽ trở thành duy tâm, duy ý chí nếu thiếu tri thức khoa học. Thực tiễn cho thấy, có nhiệt tình mà thiếu tri thức khoa học sẽ dẫn tới sai lầm, chệch hướng, làm hỏng đường lối, chính sách, hành động trái quy luật, thậm chí dẫn đến phá hoại vô ý thức. Những chương trình, dự án, kế hoạch với những ý tưởng tốt đẹp, nhưng do thiếu tri thức dẫn đến thất bại, gây ra tổn thất nặng nề.

 

         Dựa trên nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với cán bộ, đảng viên nói chung, có thể nêu những nội dung chủ yếu của phong cách lãnh đạo, quản lý cần có của người lãnh đạo, người đứng đầu đó là:

 

        - Kết hợp giữ vững nguyên tắc với thực hiện các biện pháp quản lý linh hoạt, mềm dẻo. Cùng với kiên định về nguyên tắc, những vấn đề chiến lược, thì sách lược cách mạng, các hình thức, phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành phải mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với thực tế để có thể đạt kết quả cao nhất.

 

       - Kết hợp tính cách mạng với tính khoa học. Tính cách mạng, lòng yêu nước, thương dân là động lực lớn thôi thúc người lãnh đạo, quản lý chuyên tâm, lo toan, tận tuỵ, say mê với công việc. Đồng thời, người lãnh đạo, quản lý phải có sự tìm tòi sáng tạo, đề xuất được những ý kiến hay, những phương án tối ưu để thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Để có tri thức khoa học, người cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu phải chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ về chính trị, văn hoá, nghiệp vụ cũng như nắm được tình hình trong và ngoài nước.

 

        - Kết hợp tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách, thực hiện trách nhiệm của người lãnh đạo, người đứng đầu. Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Phải có cách làm việc tập thể để phát huy được trí tuệ của tập thể, của đông đảo quần chúng nhân dân nhằm hoàn thành sự nghiệp của một tập thể, một đơn vị hay địa phương mà chỉ riêng người cán bộ lãnh đạo, quản lý không làm nổi. Cá nhân phụ trách là nêu cao trách nhiệm của người lãnh đạo, người quản lý. Kết hợp tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách, thực hiện trách nhiệm của người lãnh đạo, người đứng đầu để khắc phục những hiện tượng coi thường tập thể, hoặc dựa dẫm, ỷ lại tập thể, không dám quyết đoán, không nêu cao trách nhiệm cá nhân…, làm trì trệ, suy yếu năng lực lãnh đạo, hiệu quả quản lý của người cán bộ lãnh đạo.

 

         - Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói với làm. Người cán bộ lãnh đạo phải nắm chắc lý luận, sự vận động của các quan điểm lý luận trong thực tiễn, qua đó dự báo được những biến đổi của tình hình, của nhiệm vụ cách mạng, thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng. Phong cách lãnh đạo phải gắn tư tưởng với hành động, nói đi đôi với làm, nhất là nói đạo đức phải đi đôi với thực hành đạo đức. Khi có mục tiêu phương hướng công tác rồi, phải có biện pháp và quyết tâm thực hiện, và thực hiện có hiệu quả.
 

Nguồn: http://quangtritv.vn/tin-tuc-n13283/xay-dung-phong-cach-lanh-dao-cua-nguoi-dung-dau-theo-tu-tuong-dao-duc-phong-cach-ho-chi-minh.html

 

LIÊN HỆ BẢN THÂN VÀ ĐƠN VỊ

          Trước những yêu cầu thực tiễn giai đoạn cách mạng hiện nay, đòi hỏi mỗi bản thân phải nghiêm túc học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao đạo đức cách mạng cũng như hoàn thiện những phẩm chất cần thiết của người cán bộ, đặc biệt phải sâu sát quần chúng; phải nêu gương; lời nói phải đi đôi với việc làm; làm việc gì cũng có mục đích rõ ràng, có chương trình, kế hoạch cụ thể và biết tổ chức thực hiện có hiệu quả nhất… để tạo lòng tin cho nhân dân.

         Đối với đơn vị, ban lãnh đạo trường luôn trọng dụng những người thật sự có năng lực để phân công vào những vị trí phù hợp,... Đồng thời, mọi việc trong trường đều đưa ra bàn bạc trong chi bộ để thống nhất thực hiện,....

           Đối với bản thân, luôn tìm mọi cách, phương pháp giảng dạy tốt nhất để giảng dạy có hiệu quả,... Đồng thời, bản thân không ngừng học tập phương pháp của các đòng nghiệp trong nhà trường, ngoài nhà trường,....

                                                                                                                                                                          Người báo cáo: Lê Văn Minh 

 

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 13
Hôm qua : 45
Tháng 04 : 409
Tháng trước : 1.425
Năm 2024 : 10.630